Để có trải nghiệm sử dụng tính năng tương tác từ khung cảm ứng một cách tốt nhất, bạn nên quan tâm đến thông số độ nhạy của khung cảm ứng. Đây là yếu tố quyết định tốc độ phản hồi của khung cảm ứng có nhanh và chính xác hay không.Vậy bạn có biết những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy khung cảm ứng hay không? Hãy cùng Simpletech tìm hiểu ở bài dưới nhé!

Công nghệ cảm ứng và độ nhạy của khung cảm ứng
Công nghệ cảm ứng hồng ngoại
Khung cảm ứng phổ biến đều sử dụng công nghệ hồng ngoại, cách hoạt động dựa trên nguyên lý phát ra tia hồng ngoại từ các đèn LED gắn xung quanh khung. Các thao tác chạm trên màn hình có thể được nhận diện bởi các cảm biến khi lưới tia bị gián đoạn do tay hoặc bút cảm ứng của người dùng cắt ngang. Công nghệ này còn hỗ trợ đa điểm chạm, nhận diện thao tác cảm ứng khá chính xác, không bị giảm hiệu suất theo thời gian và dễ lắp đặt trên nhiều màn hình khác nhau như tivi, máy chiếu hay các loại màn hình LCD, LED thông thường.
Ảnh hưởng của công nghệ cảm ứng đến độ nhạy
Công nghệ hồng ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy của khung màn hình cảm ứng tivi. Vì các cảm biến sẽ đóng vai trò phát hiện các thao tác và xử lý các tính hiệu. Do đó, nếu các cảm biến và bộ xử lý có tốc độ xử lý tín hiệu nhanh thì sẽ mang đến độ nhạy nhanh cho khung. Ngược lại, độ nhạy sẽ thấp nếu các cảm biến hoạt động không tốt hoặc bộ vi xử lý kém mạnh mẽ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của khung cảm ứng
Tần số quét của khung cảm ứng
Tần số quét (scan rate) là số lần khung cảm ứng quét và xử lý dữ liệu trong một giây. Ngoài công nghệ cảm ứng thì đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy của khung cảm ứng. Nếu tần số quét cao sẽ giúp cho khung có thể nhận diện các thao tác chạm nhanh hơn, không độ trễ và đặc biệt là có thể cải thiện được trải nghiệm người dùng. Do đó, bạn nên chú ý đến thông số này:
Tần số quét từ 100Hz - 200Hz: Đây là tần số quét trung bình, mức này vẫn đảm bảo độ nhạy khung cảm ứng tốt và mượt mà, có độ trễ nhẹ phù hợp với hầu hết nhu cầu sử dụng hiện nay.
Tần số quét trên 200Hz: Đây là mức tần số quét nhanh, cho phép trải nghiệm mượt mà, nhanh chóng, chính xác, có độ trễ không đáng kể, thích hợp cho các nhu cầu chơi game giải trí hay làm việc chuyên môn cao.
Chất lượng và số lượng cảm biến
Như đã nói ở trên, các cảm biến đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến độ nhạy khung cảm ứng. Nếu các cảm biến có chất lượng kém sẽ dễ gây ra các tình trạng không nhận diện thao tác chính xác, phản hồi chậm, không ổn định. Nhưng nếu số lượng cảm biến và chất lượng tốt sẽ giúp khung xử lý các tín hiệu tốt hơn, tốc độ phản hồi nhanh, chính xác hơn, dẫn đến kết quả thao tác mượt mà hơn.
Ảnh hưởng của ánh sáng môi trường
Khung cảm ứng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ môi trường, đặc biệt là các nguồn sáng mạnh. Nó gây ra các tình trạng nhiễu tín hiệu cảm ứng, che khuất các tia hồng ngoại làm giảm tính chính xác và tốc độ phản hồi của khung.
Ví dụ, nếu lắp khung tương tác và màn hình ở nên có ánh sáng mặt trời hay dưới nguồn đèn có cường độ cao, sẽ làm các cảm biến khó nhận biết các thao tác chạm, làm giảm độ nhạy của thiết bị. Do đó, bạn nên đặt chúng ở nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp để tối ưu độ nhạy tốt nhất.
Cách cải thiện độ nhạy của khung cảm ứng
Lựa chọn khung cảm ứng có tần số quét cao
Để trải nghiệm sử dụng được tốt nhất, độ nhạy cảm ứng cao thì bạn nên chọn các khung cảm ứng có tần số quét cao, nhận diện thao tác nhanh và chính xác.
Bảo trì và vệ sinh định kỳ
Ngoài ánh sáng thì bụi bẩn cũng là tác nhân ảnh hưởng đến cảm biến, chúng có thể che phủ các cảm biến khiến chúng không nhận diện tốt các thao tác. Do đó hãy dùng khăn mềm và dung dịch lau chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn định kỳ, thường xuyên để duy trì hiệu suất hoạt động của khung tốt nhất.
Kiểm tra môi trường ánh sáng
Luôn luôn ghi nhớ là phải đặt khung cảm ứng tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng trực tiếp từ mặt trời gây nhiễu các tia hồng ngoại.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích về khung cảm ứng đặc biệt là độ nhạy của khung cảm ứng để đảm bảo tính chính xác và hiệu suất hoạt động của khung.
Comments